Nhân lực Nhật Bản
Đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực Việt Nam sang Nhật Bản làm việc theo hợp đồng có thời hạn theo các chương trình sau
Vệ sinh tòa nhà
Công nghiệp vệ sinh là một lĩnh vực quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sự sạch sẽ và vệ sinh trong môi trường làm việc. Những đặc điểm nổi bật của công nghiệp vệ sinh là: chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ tiên tiến, quản lý chất lượng, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, cùng tầm quan trọng về môi trường. Công nghiệp vệ sinh không chỉ đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho con người, mà còn góp phần tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ và thoải mái. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với tăng cường hiệu suất làm việc, giảm căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xây dựng
Xây dựng là một hoạt động quan trọng cho đời sống và sự phát triển của con người trên toàn cầu. Chúng ta có thể đánh giá sự phát triển của một đất nước bằng cách nhìn vào cơ sở hạ tầng và công trình đô thị ở nơi đó. Ngành xây dựng nắm giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy sự phát triển cho các ngành kinh tế và tạo nên một hệ thống tài sản cố định. Ngành xây dựng tuy là một công việc đặc thù, công việc vất vả nhưng người lao động làm việc tại Nhật bản với mức lương cơ bản luôn xứng đáng đối với từng vị trí của ngành nghề này. Điều kiện môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn lao động trong suốt thời gian người lao động thực hiện hợp đồng. Nên có thể nói ngành xây dựng tại Nhật Bản luôn là cơ hội tốt cho người lao động Việt Nam.
Nông nghiệp
Thời gian gần đây, ngành nông nghiệp là một trong những ngành nghề tuyển thực tập sinh khá nhiều tại Nhật Bản. Khác với lao động nông nghiệp tại Việt Nam, nền nông nghiệp Nhật Bản hiện đại hơn rất nhiều, thay vì sử dụng sức người công việc ở đây chủ yếu sử dụng đến máy móc. Các doanh nghiệp Nhật Bản tuyển dụng cũng đa dạng về sản phẩm như rau củ, hoa, trái cây…Thực tập sinh sẽ đảm nhận vị trí công việc trong các khâu, công đoạn như: trồng trọt, thu hoạch, phân loại, đóng gói… các công việc có thể làm trong nhà kính hoặc ngoài trời tùy vào tính chất công việc.
May mặc
Ngành công nghiệp may mặc cũng có vai trò đặc biệt to lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, Nhật Bản nói riêng. May mặc gắn liền với sự phát triển ban đầu cũng như góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Là tiền đề để phát triển nhân lực, góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, mang đến đời sống ấm no cho người lao động. Ngoài ra, ngành may mặc công nghiệp còn phát triển liên quan đến những ngành công nghiệp khác, từ đó ổn định kinh tế, chính trị xã hội và nâng cao mức sống cho người lao động. Có rất nhiều vị trí mà một xưởng may cần có như thiết kế, kỹ thuật, phát triển mẫu hàng,… đây không chỉ là tìm kiếm thu nhập mà còn là cơ hội để rèn luyện tay nghề và hướng đến sự phát triển về nghề nghiệp với trình độ tay nghề cao cho thực tập sinh Việt Nam trong tương lai cho nước nhà.
Thực phẩm
Ngành chế biến thực phẩm với tiêu chí :"An toàn thực phẩm" được đặt lên hàng đầu nên môi trường làm việc luôn sạch sẽ, gọn gàng và thông thoáng. Chế biến thực phẩm luôn là sự lựa chọn hàng đầu của thực tập sinh khi sang làm việc tại Nhật Bản, bởi vì con người Nhật Bản luôn làm việc với cường độ rất cao nên nhiều khi họ không dành được nhiều thời gian để chuẩn bị bữa ăn cho mình. Chính vì vậy nhu cầu về thực phẩm được chế biến có sẵn luôn được tiêu thụ rất cao ở đất nước này. Ngành chế biến thực phẩm gồm nhiều công việc như làm cơm hộp, chế biến thức ăn kèm, chế biến thủy hải sản, chế biến thịt gia súc, gia cầm, công việc làm bánh, đóng hộp rau quả,…
Đơn hàng đi Nhật
Các đơn hàng đi Nhật mới được cập nhập liên tục
Đơn hàng xây dựng
Thông tin tuyển dụng
Danh sách trúng tuyển
Phiếu trả lời
Đơn hàng may mặc
Thông tin tuyển dụng
Danh sách trúng tuyển
Phiếu trả lời
Đơn hàng vệ sinh tòa nhà
Thông tin tuyển dụng
Danh sách trúng tuyển
Phiếu trả lời
Đơn hàng nông nghiệp trồng trọt
Thông tin tuyển dụng
Danh sách trúng tuyển
Phiếu trả lời
Đơn hàng chế biến thực phẩm
Thông tin tuyển dụng
DANH SÁCH TRÚNG TUYỂN
PHIẾU TRẢ LỜI CỦA CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC